Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP Nghị định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
- Nghị định 78/2015 NĐ-CP Nghị định về đăng kí doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
Vì bạn mở cửa hàng bán quần áo nên không thuộc các trường hợp trên, vì vậy bạn phải đăng ký kinh doanh.
Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
"Điều 66. Hộ kinh doanh
Theo những thông tin bạn cung cấp, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, số vốn ban đầu không lớn, nếu số lao động bạn dự định thuê không quá 10 người, thì bạn chỉ cần đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh, nếu số lao động bạn dự định sử dụng lớn hơn 10 người thì bạn cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Về hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng quần áo gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh
- Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất
Như vậy, bạn mang theo những giấy tờ sau không cần mang giấy tạm trú tạm vắng.
Về thủ tục đăng ký kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:
- Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tà chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
- Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký
- Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Lệ phí để làm thủ tục khoảng bao nhiêu?
-Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần (thông tư 176/2012/TT-BTC)
Trên đây là trường hợp tình huống ví dụ mà chúng tôi đưa ra nhầm đem đến cho quý khách thông tin tư vấn.
Trong các trường hợp chi tiết, chúng tôi cần nhiều thông tin cụ thể hơn để có được sự tư vấn chính xác nhất. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, vui long liên hệ 08 62 693 777 để được hỗ trợ tốt nhất.