Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
*Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ
– Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được( –) các khoản được miễn thuế
– Các khoản giảm trừ bao gồm:
Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.(phải được đăng kí với cơ quan thuế)
*Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Thuế TNCN phải nộp= thu nhập tính thuế nhân (×) với thuế suất
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn sau:
(Được quy định rõ tại khoản 2 điều 7 và Phụ lục: 01/PL-TNCN)
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
Theo như bảng trên thì có 2 cách tính số thuế TNCN phải nộp, kế toán có thể tùy chọn áp dụng. Nhưng để hiểu về các con số Kế toán Hà Nội sẽ lấy một ví dụ vừa tính bằng phương pháp thủ công (C1), và tính bằng cách rút gọn (C2) để kế toán có thể hiểu kỹ và sâu hơn:
Ví dụ: Bà Thanh ký hợp đồng lao động 1 năm ở Công ty Hải Phong, tháng 9 năm 2014 bà Thanh nhận được các khoản thu nhập như sau:
Bà Thanh đóng các khoản bảo hiểm theo lương lương cơ bản 8 triệu.
BHXH | BHYT | BHTN | Tổng |
8.000.000 X 8% | 8.000.000 X 1,5% | 8.000.000 X 1% | 840.000 |
(năm 2014 mức đóng BHXH là 8% tăng lên 1% so với năm 2013)
– Bà Thanh có 2 con nhỏ và đã đăng ký người phụ thuộc tại Công ty Hải Phong.
1. Xác định thu nhập chịu thuế của Bà Thanh:
Tổng thu nhập của Bà Thanh trong tháng 9 là :
30.000.000 + 800.000 + 300.000 + 500.000 = 31.600.000
Trong số đó bà Thanh được Miễn:
– Tiền phụ cấp điện thoại: 300.000
– Tiền phụ cấp ăn trưa theo quy định là 680.000 (vậy là trong số 800.000 bà Thanh nhận được thì bà chỉ được Miễn 680.000 còn 120.000 phải chịu thuế) Chú ý: Nếu mà tiền phụ cấp của bà Thanh không phải là 800k mà là 500k chẳng hạn thì bà Thanh chỉ được Miễn 500k – đúng với mức phụ cấp của công ty)
Vậy thu nhập chịu thuế của Bà Thanh là:
31.600.000 – 300,000-680,000 = 30.620.000
2. Các khoản được giảm trừ:
– Bản thân bà Thanh: 9.000.000
– Người phụ thuộc: 2 con là: 2 X 3.600.000 = 7.200.000
– Tiền đóng bảo hiểm: 840.000
=> Tổng các khoản được giảm trừ là: 9.000.000 + 7.200.000 + 840.000 = 17.040.000
3. Thu nhập tính thuế của Bà Thanh là:
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ
30.620.000 – 17.040.000 = 13.580.000
** Bây giờ chúng ta sẽ tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Bà Thanh qua việc đưa thu nhập tính thuế 13.580.000 vào trong bảng tính thuế theo lũy tiến từng phần ở bên trên:
1. Tính theo cách phổ thông: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5.000.000 × 5% = 250.000
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10.000.000 – 5.000.000) x 10% = 500.000
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(13.580.000 – 10.000.000) x 15% = 537,000
Vậy tổng số thuế thu nhập cá nhân mà Bà Thanh phải nộp trong tháng 9 năm 2014 là:
250,000 + 500,000 + 537,000 = 1.287.000
15% X 13.580.000 – 750.000 = 1.287.000
Các bạn thấy là cả 2 cách đều cho ra kết quả giống nhau. Nhưng cách 2 rút gọn và nhanh hơn rất nhiều. Sau này khi làm việc các bạn cũng nên tính theo cách 2 này.
Bạn có thể xem thêm bài Hướng dẫn kê khai thuế thu nhập cá nhân để biết cách kê khai thuế theo thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
Nếu các bạn cần thêm thông tin hoặc hướng dẫn chi tiết về cách tính hoặc các khóa học nâng cao nghiệp vụ kế toán, vui lòng liên hệ 08 62 693777 để được hỗ trợ tốt nhất.